Quyền hạn của các nhà quản lý trong doanh nghiệp

 

Trong các doanh nghiệp lớn, mỗi phòng ban đều có các vị trí giám đốc chịu trách nhiệm riêng. Các nhà quản lý là những người lên kế hoạch, lãnh đạo và kiểm soát con người để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp và mục tiêu riêng theo phòng ban. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp, các vị trí Giám đốc sẽ được chia nhỏ theo từng nhiệm vụ hoặc gộp chung trách nhiệm. Dù với vai trò gì, thì các Giám đốc luôn là những người có năng lực lãnh đạo, có sự nhạy bén và có một cái đầu lạnh để xử lý mọi vấn đề phát sinh. 

Việc đặt ai vào các vị trí quan trọng này luôn khiến doanh nghiệp có không ít băn khoăn. Bởi ngoài việc duy trì hiệu quả hoạt động của hệ thống, các nhà quản lý cũng là hình ảnh tương phản cho văn hóa doanh nghiệp, là những người đầu tàu xây dựng nguồn lực nhân sự phát triển. 

CEO – Giám đốc Điều hành

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer là người có chức vụ điều hành cao nhất trong tập đoàn. CEO sẽ thực hiện điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp theo chiến lược và chính sách của Hội đồng quản trị. 

Một CEO tài năng sẽ là người không chỉ chịu trách nhiệm duy trì mức độ ổn định của tổ chức mà còn đưa doanh nghiệp đó phát triển mạnh mẽ và bền vững. Để trở thành CEO, bạn cần có kiến thức sâu rộng về quản trị doanh nghiệp, có khả năng lãnh đạo, am hiểu các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và phải có sự nhạy bén với thị trường.

Quyền hạn của các nhà quản lý trong doanh nghiệp

CFO – Giám đốc Tài chính

CFO là viết tắt của Chief Financial Officer là vị trí phụ trách tài chính của doanh nghiệp. Các lĩnh vực hoạt động của CFO bao gồm nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tìm kiếm nguồn đầu tư và phân tích những rủi ro tài chính có thể phát sinh trong năm tài khóa. 

Vai trò chính của CFO là bảo vệ và giữ gìn tài sản công ty bằng chính sách quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động tài chính hiệu quả, xây dựng chiến lược phát triển công ty. Thông thường với các doanh nghiệp lớn vị trí này sẽ được tách biệt. Nhưng với các công ty nhỏ, kế toán trưởng thường là người kiêm vị trí này. 

CPO – Giám đốc Sản xuất

CPO là viết tắt của Chief Product Officer là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhiệm vụ chính của CPO là đảm bảo năng lực sản xuất của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng theo đúng yêu cầu chất lượng sản phẩm. CPO cũng chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động liên quan đến quy trình sản xuất. 

Các công việc chính của CPO bao gồm giám sát tiến độ và chất lượng của sản phẩm, định hướng phát triển, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động…

Quyền hạn của các nhà quản lý trong doanh nghiệp

CCO – Giám đốc Kinh doanh

CCO là viết tắt của Chief Customer Officer là người có vị trí rất quan trọng trong công ty. Nếu CEO đóng vai trò điều phối trong tổ chức, CCO là người điều hành toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo từng mục tiêu tăng trưởng. Ngoài ra, CCO cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ chịu trách nhiệm điều phối và duy trì mối quan hệ với các khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng lớn. 

CHRO – Giám đốc Nhân sự

CHRO là viết tắt của Chief Human Resources Officer là người quản lý chung nhân sự trong tổ chức. Các nhiệm vụ chính mà CHRO thường làm bao gồm việc lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho công ty, tuyển dụng và huấn luyện những đội ngũ nhân sự mới, xây dựng các chính sách cho các phòng ban để đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả cho mọi nhân viên. 

CMO – Giám đốc Marketing

CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer là người phụ trách về các hoạt động quảng bá của doanh nghiệp. Vai trò của các CMO liên quan đến việc nghiên cứu thị trường mục tiêu, phân phối sản phẩm, quản trị bán hàng và chăm sóc khách hàng… Đôi khi, CMO cũng đứng trong vai trò là cầu nối giữa các Giám đốc khác trong tổ chức nhằm hoàn thành mục tiêu chung của công ty. 

Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, việc xây dựng một đội ngũ quản lý hùng mạnh giống như chiếc kiềng ba chân, đảm bảo cho các doanh nghiệp đứng vững ở trên bất kể các nền đất nào. Và dù mỗi vị trí giám đốc có vai trò riêng, nhưng đều hướng đến mục đích chung là giữ cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. 

Hữu ích:

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »