Kỹ năng đào tạo (Training Skill) – Bài 2: “CHU TRÌNH HỌC TẬP”

 Dù chúng ta có nghĩ mình là Đào tạo viên giỏi đến mức nào thì việc học viên có thu nhận được gì hay không mới là thước đo chính xác kết quả đào tạo. Do vậy, nhiệm vụ của Đào tạo viên là thúc đẩy ham muốn học tập và trợ giúp học viên. Một yếu tố chính để trở thành Đào tạo viên giỏi là hiểu học viên học như thế nào và quan trọng nhất là làm cách nào để khuyến khích họ học tập.

Nội dung chi tiết

Dù chúng ta có nghĩ mình là Đào tạo viên giỏi đến mức nào thì việc học viên có thu nhận được gì hay không mới là thước đo chính xác kết quả đào tạo. Do vậy, nhiệm vụ của Đào tạo viên là thúc đẩy ham muốn học tập và trợ giúp học viên. Một yếu tố chính để trở thành Đào tạo viên giỏi là hiểu học viên học như thế nào và quan trọng nhất là làm cách nào để khuyến khích họ học tập.

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:

– Cách học của con người.

– Phương pháp tăng cường hiệu quả học tập.

– Mối lien hệ giữa quá trình học, đào tạo và Đào tạo viên.

– Nhận biết và khắc phục những trở ngại đối với học tập.

Chúng ta học bằng cách nào?

Chúng ta học từ kinh nghiệm. Chúng ta lắng nghe mọi người nói và quan sát họ làm. Khi ăn món gì lần đầu, chúng ta nếm thử xem có thích hay không và khi mua quần áo, chúng ta mặc thử xem có hợp không. Như vậy, chúng ta đã sử dụng các giác quan. Là Đào tạo viên, chúng ta nên tận dụng ưu thế này.

Trong quá trình tiến hành công việc đào tạo, có lẽ anh/chị đã từng phát hiện ra rằng học viên có thể sẽ quên những điều anh/chị nói, và nếu anh/chị cho họ xem một cái gì đó, có thể họ sẽ nhớ. Nhưng nếu họ làm theo đúng hướng dẫn của anh/chị thì họ sẽ hiểu được bản chất vấn đề và qua đó có thể ghi nhớ dễ dàng hơn.

Chẳng hạn, khi anh/chị muốn dạy học viên lau cốc theo đúng quy cách, anh/chị có thể giảng cho họ cách lau, chi cho họ cách làm hoặc anh/chị có thể làm mẫu và yêu cầu học viên thực hành. Nếu theo cách Đào tạo viên làm mẫu và sau đó học viên thực hành thì học viên sẽ học được cách lau cốc thông qua việc họ thực hành.

Chu trình học tập:

Quá trình học tập diễn ra theo một chu trình và Đào tạo viên có nhiệm vụ giúp học viên vượt qua mỗi giai đoạn của chu trình đó. Chu trình học tập được trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Mục tiêu học tập —->Xác định phương pháp —->Triển khai thực hiện —->Kiểm tra kết quả

Xác định mục tiêu:

Điều này xuất phát từ việc cá nhân có thực sự muốn học một điều gì hay không? Tuy nhiên, không phải tất cả các nhân viên đều có động cơ học tập giống nhau. Do đó anh/chị cần khuyến khích nhân viên đủ để họ muốn làm được công việc của họ tốt hơn bằng cách trao dồi kiến thức và kỹ năng và họ tìm thấy nhiều niềm vui hơn trong công việc của mình.

Bây giờ hãy tự hỏi “tại sao chúng ta học?”. Để học tập cần có nỗ lực và phần lớn chúng ta thường không cố gắng nếu không có lý do. Câu trả lời ngắn gọn là tất cả chúng ta học vì một hoặc một vài lý do chính như sau:

(a) Vì chúng ta mướn sẽ được nhận phần thưởng-bởi vì một khả năng chuyên môn giỏi hơn có nghĩa là hài long về công việc hơn, hoặc có nghĩa là sẽ được tăng lương.

(b) Vì lo sợ rằng mình kém cỏi hơn người khác.

(c) Vì sự tò mò-hiếu ký muốn biết điều mới là bản năng của con người.

Sử dụng sự lo sợ như đã nêu ở mục (b) để thúc đẩy việc học không được khuyến khích vì nó cũng có thể ngăn trở quá trình này. Thông qua việc biết rằng mọi người muốn học do tính tò mò, và hầu hết mọi người sẽ cố gắng học tập nếu thấy rằng việc học đó mang lại lợi ích cho mình, việc học tập có thể hỗ trợ.

Sự công nhận của người khác đối với năng lực của bản thân là động cơ cho một số người học tập. Sự hài lòng với công việc trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ cũng có thể khích lệ họ học hỏi thêm. Đối với một số người khác, sự đánh giá tích cực về hiệu quả công việc hiện thời cũng khiến họ mong muốn làm tốt hơn nữa. Ngoài ra, khả năng thăng tiến, tăng thu nhập và cơ hội đi đây đó cũng là động cơ thúc đẩy học tập.

Do vậy, việc tạo động lực học tập cho học viên là một phần việc của Đào tạo viên. Một người chỉ “Học được một kỹ năng chỉ khi nào người ta có thể LÀM được kỹ năng đó”. Anh/chị không thấy có mấy ai nói mình học được điều gì đó mà không thể LÀM được.

Xác định phương pháp:

Các học viên sẽ cân nhắc phương pháp học tập. Như đã đề cập trong Chương trình phát triển Đào tạo viên, một người muốn học lái xe sẽ cân nhắc: “Mình có nên học không? Học ai? Nên học bao nhiêu ngày trong tuần?”…

Triển khai thực hiện:

Việc đào tạo kỹ năng cần được tiến hành thong qua thực hành và làm đi làm lại nhiều lần cho tới khi học viên có khả năng thực hiện các thao tác một cách chính xác và thuần thục. Học viên thực hành càng nhiều thì kiến thức và sự hiểu biết của họ càng tăng.

Kiểm tra kết quả:

Thông qua thực hành, học viên sẽ nhận biết khi nào họ đạt được kỹ năng, kiến thức và sự tự tin để thực hiện công việc. Bằng cách quan sát các học viên và đưa ra nhận xét, anh/chị có thể giúp họ đạt được mục tiêu học tập.

Việc đánh giá học viên sau mỗi đợt thực hành có ý nghĩa rất quan trọng. Nên giúp học viên nhận biết sự tiến bộ của mình bằng cách kiểm tra họ xem họ đã học được những gì là đặc biệt quan trọng. Chúng ta cần đánh giá phần thực hành của học viên và đưa ra những nhận xét, góp ý mang tính xây dựng (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về đánh giá trong phần sau).

Để họ tham gia, giữ họ tham gia vào các công việc:

Hãy luôn nhớ rằng học viên càng tham gia, liên quan nhiều vào những gì họ đang làm thì họ sẽ học càng nhanh và hiệu quả hơn. Hãy cố gắng lôi cuốn họ tham gia quá trình học càng sớm càng tốt thông qua việc đặt câu hỏi hoặc khuyến khích học viên đặt câu hỏi. Trong phần đào tạo kỹ năng, hãy tạo cơ hội cho học viên thực hành. Bằng cách lôi cuốn và duy trì sự tham gia và quan tâm của học viên, anh/chị sẽ khắc phục đáng kể sự sao nhãng và các rào cản tự nhiên ngăn cản quá trình học tập.

Nhận biết và hắc phục trở ngại trong quá trình học tập:

Trong phần này, chúng ta tìm hiểu những trở ngại và cách thức khắc phục những trở ngại đó. Dưới đây là bảng tóm tắt:

Trở ngại đối với việc học

Sợ bị coi là kém cỏi trước mặt người khác

 

Mất tập trung, ồn ào.

 

Địa điểm học quá nóng/lạnh

 

Mệt mỏi.

 

Buồn tẻ.

 

Quá nhiều thông tin.

 

Ngôn ngữ.

 

Thời gian chưa phù hợp.

 

Thiếu sự chuẩn bị trước.

 

Thái độ không tốt.

 

Cách thức khắc phục

Khuyến khích học viên trả lời câu hỏi bằng cách khen ngợi họ.

Tìm một nơi yên tĩnh, cử một người chuyên trách về lien lạc để tránh mọi sự gián đoạn

Tìm địa điểm học thích hợp. Điều chỉnh hệ thống thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ ở mức vừa phải.

Có kế hoạch đào tạo ở thời điểm thích hợp (ví dụ: tránh tiến hành đào tạo sau khi học viên vừa kết thúc một ca làm việc đầy bận rộn.

Cố gắng và lôi cuốn học viên (liệu anh/chị đã cung cấp đủ thông tin cho họ chưa?).

Thiết kế bài giảng phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của học viên. Cung cấp lượng thông tin phù hợp với kiến thức và kỹ năng của học viên.

Giải thích thuật ngữ, từ ngữ kỵ thuật hoặc chuyên môn cho những học viên ở trình độ cơ bản (vd: place, cover, caddy,…).

Có quá nhiều điều gây mất tập trung hay những ưu tiên khác. Chọn thời điểm mà học viên có thể tập trung vào bài học.

Anh/chị có thể nắm được chủ đề, nhưng học viên thì không. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đảm bảo rằng bài giảng của anh/chị được thực hiện một cách tốt nhất.

Cố gắng tìm ra lý do bằng cách đối thoại trực tiếp với học viên.

Những điều hỗ trợ quá trình học tập:

Trợ giúp trí nhớ (được gọi là thuật nhớ) thông qua sử dụng các từ viết tắt giúp ghi nhớ các sự kiện. Vd: WIN-What (Cái gì), Interest (Sự thích thú), Need (Sự cần thiết).

– Những ý tưởng liên quan đến nhau.

– Sự lặp lại.

– Sự thích thú, say mê.

– Phương tiện trợ giảng.

– Mẹo-Thành ngữ.

– Kể chuyện/Kinh nghiệm cá nhân.

– Trật tự logic.

– Giúp học viên động não (như đặt câu hỏi).

– Thực hành.

Xem chi tiết: Khóa học Train the trainer

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »